Cùng Ăn dặm 3in1 tìm hiểu các thông tin và giải đáp thắc mắc của mẹ về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ Nhật Bản, đặc trưng của phương pháp là cho bé được nếm và cảm nhận hương vị của từng loại thực phẩm khác nhau.
Toàn bộ đồ ăn của bé được chế biến riêng và đựng riêng từng loại chứ không trộn lẫn thành một bát cháo hay bát súp như phương pháp ăn dặm truyền thống (cháo dinh dưỡng).
Khi tập ăn bé sẽ được mẹ cho thử lần lượt từng loại đồ ăn khác nhau, vì thực phẩm được để riêng nên bé sẽ có cơ hội được cảm nhận, nếm các vị tự nhiên của đồ ăn. Việc không sử dụng gia vị trong đồ ăn của trẻ giúp giúp hệ tiêu hóa non nớt giảm tải quá trình làm việc và hạn chế tổn thương gan và thận.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thường được chia thành 4 giai đoạn chính cụ thể:
- Giai đoạn 1: 5 – 6 tháng tuổi
- Giai đoạn 2: 7 – 8 tháng tuổi
- Giai đoạn 3: 9 – 11 tháng tuổi
- Giai đoạn 4: 12 – 18 tháng tuổi
Bố mẹ có thể quan tâm: Chi tiết về các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật
Lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật
Ở Việt Nam, rất nhiều gia đình áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé, không chỉ bởi nguồn gốc của phương pháp ăn dặm mà còn bởi vì rất nhiều lợi ích cũng như ưu điểm mà phương pháp ăn dặm này mang tới.
Ưu và nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Ưu điểm:
- Bé có thể cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại thức ăn thức ăn khác nhau, từ đó kích thích vị giác phát triển.
- Bé có khả năng ăn thô sớm.
- Bé ăn nhạt đảm bảo sức khỏe, không hại thận của b
- Cho bé ngồi ghế ăn, ăn tập trung, không ăn rong, không vừa ăn vừa chơi, không phải ép con ăn tạo thoải mái cho bé.
Nhược điểm:
- Mẹ nấu nhiều món, chế biến theo từng loại thức ăn khác nhau.
- Giai đoạn đầu tập ăn cho bé ăn đủ các nhóm dinh dưỡng khá khó khăn nên có thể bé tăng cân chậm.
- Mẹ phải chịu áp lực từ gia đình và người xung quanh khi theo phương pháp này
Khi nào bé có thể ăn dặm kiểu Nhật?
Thời điểm lý tưởng để cho bé bắt đầu tập ăn dặm kiểu Nhật từ 5-5 tháng rưỡi tuổi, trong thời điểm này mẹ sẽ thấy các biểu hiện của bé như: thèm ăn, đòi thức ăn của người lớn và biết cách ngậm đồ vật tương đối. Tuy nhiên có nhiều trường hợp đặc biệt bé đòi ăn sớm, nhưng mẹ phải hiểu được tâm lý và thể trạng của con, có thể bé đòi ăn những cơ thể bé chưa thực sự sẵn sàng cho việc ăn dặm thì mẹ cũng không nên quá vội.
Nguyên tắc chế biến đồ ăn của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Khác với 2 phương pháp kia, ăn dặm kiểu Nhật sẽ nấu riêng rẽ từng loại thức ăn khác nhau. Với mục đích giúp bé làm quen với tất cả các hương vị khác nhau của từng loại thực phẩm một cách rõ ràng, từ đó mẹ sẽ biết bé thích ăn hay không thích ăn loại thức ăn nào, đặc biệt mẹ sẽ biết được bé có bị dị ứng với loại thức ăn nào.
Theo Ăn dặm 3in1 2 tháng đầu tiên khi mẹ bắt đầu tập ăn dặm nên cho bé ăn nhiều loại thức ăn có thể, thử hết để mẹ hiểu được sở thích của con. Sau thời gian đó mẹ bắt đầu chế biến, sắp xếp các loại thức ăn bé thích để bé có thể ăn ngon miệng, ăn được nhiều hơn. Hơn nữa vì các loại thức ăn được nấu riêng rẽ nên mẹ phải rất khéo léo để trang trí đẹp mắt, thu hút bé ăn ngon miệng hơn.
Việc nấu đồ ăn riêng rẽ cho bé tập ăn dặm nghe có vẻ mất nhiều thời gian, nhưng mẹ yên tâm vì đa phần các món ăn đều là hấp, luộc hoặc nấu canh với vị ngọt tự nhiên của thực phẩm chứ rất ít nêm gia vị khác bên ngoài, do đó chế biến đều rất nhanh và dễ làm.
Cốt lõi của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là tập trung vào việc dùng những thực phẩm tự nhiên hay những nguồn nguyên liệu được nuôi trồng như: rau củ, hoa quả, cá, thịt, hành tỏi… Người Nhật thường không cho con ăn những thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, những loại thực phẩm chứa quá nhiều gia vị.
Chính vì thế, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp con có chế độ ăn uống thanh đạm với hương vị món súp từ rau củ, hành tỏi hay dashi (cá khô bào và rong biển kombu). Đầu tiên, bạn nên cho bé thử thức ăn nhạt trước, sau đó sẽ dễ điều chỉnh. Nếu bạn cho con ăn món nêm nếm đậm vị trước, bé sẽ không chịu ăn những thức ăn có vị nhạt, đặc biệt là thức ăn chế biến từ rau củ như rau củ luộc/hấp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng gia vị (bột canh, bột nêm, mỳ chính, nước mắm, đường ớt, gừng, tỏi,..) đặc biệt là các gia vị mặn vì sẽ làm ảnh hưởng tới thận của bé, nếu mẹ buộc phải dung gia vị thì cố gắng khi bé đủ 9 tháng hãy bắt đầu cho bé ăn gia vị.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cần những dụng cụ gì?
Trái ngược với 2 phương pháp ăn dặm truyền thống và ăn dặm bé chỉ huy, ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải chuẩn bị rất nhiều các dụng cụ ăn dặm, để có thể chế biến được các món ăn dặm khác nhau cho bé.
1. Nồi ủ, nồi áp suất, bình thủy nhiệt:
Đây là dụng cụ ăn dặm không thể thiếu khi bố mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật. Các loại nồi này chuyên dùng để hâm nước dùng, hoặc nấu cháo rất tiện, ngon, hơn hết giúp mẹ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Chỉ cần mẹ vo gạo cho vào nồi bấm hẹn giờ là mẹ đã có một nồi cháo hầm nhừ sánh ngon rồi, mẹ có thể để qua đêm mà không sợ bị hỏng hay mất mùi vị của cháo.
2. Đồ định lượng
Để việc ăn dặm chuẩn xác và đúng khoa học, cần phải sử dụng các vật dụng định lượng để đo lượng thức ăn hợp lý và chính xác hơn. Mẹ cần chuẩn bị: Cân định lượng, ly và muỗng định lượng, đồng hồ hẹn giờ.
- Cân định lượng: chỉ cần cân có chỉ số từ 0,5kg – 1kg để cân khối lượng nguyên liệu cần cho bữa ăn của bé.
- Ly và muỗng định lượng: Dùng cho việc nêm nếm món ăn được chuẩn xác, tránh gây quá mặn hoặc quá ngọt.
- Đồng hồ hẹn giờ: Mỗi loại thực phẩm đều có thời gian nấu khác nhau, đồng hồ hẹn giờ giúp mẹ kiểm soát được thời gian, tránh quên khi nhiều việc.
3. Bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật:
Với đầy đủ các dụng cụ chế biến ăn dặm khác nhau từ cắt, nghiền, xúc, rây, chày,…mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian chế biến thức ăn mỗi ngày rất nhiều. Tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình mà mẹ có thể lựa chọn những loại dụng cụ với giá cả khác nhau, phù hợp với gia đình nhà mình hoặc tận dụng các dụng cụ nhà bếp đã có sẵn trong gia đình để chế biến đồ ăn dặm cho bé.
4. Ghế ăn dặm:
Nguyên tắc của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là bé ngồi yên 1 chỗ tập trung ăn, không sử dụng tivi hay điện thoại. Chính vì vậy việc chuẩn bị một chiếc ghế ngồi phù hơp với bé và không gian của gia đình là rất cần thiết.
Tùy theo khả năng ngồi cứng của bé mẹ có thể kê thêm gối hoặc đệm tùy ý để giúp bé ngồi thoải mái và vững hơn, mẹ lưu ý khi sử dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật không nên để bé ngồi lòng mẹ tập ăn, việc này sẽ tạo thói quen không tốt cho bé. Thông thường thời gian ăn dặm mẹ chỉ nên kéo dài trong khoảng 30 phút, chứ không dây dưa kéo dài quá lâu, làm như vậy mẹ sẽ rèn cho con thói quen ăn uống khoa học, lâu dần con sẽ có nếp ăn đúng, mẹ sẽ nhàn tênh.
5. Các dụng cụ giữ vệ sinh
Yếm ăn: Yếm ăn hiện năng có rất nhiều loại và mẫu mã khác nhau, mẹ có thể linh động lựa chọn để hạn chế làm dây thức ăn vào áo quần, và để bảo vệ làn da bé.
Khăn: Cần dùng khăn nhỏ và có chất liệu mềm mại, thân thiện với làn da nhạy cảm của bé.
Đồ lót quanh khu vực ăn của trẻ: Có thể là báo hoặc thảm nilon để việc vệ sinh của mẹ đơn giản, nhanh chóng hơn khi thu dọn thức ăn trẻ làm vương vãi trong lúc ăn.
6. Hộp bảo quản thức ăn
Đôi lúc bận rộn mẹ sẽ cần bảo quản thức ăn để giúp việc chế biến nhanh hơn, hoặc khi đưa trẻ ra ngoài cũng cần dụng cụ để đựng.
Nên sử dụng các loại hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh có nắp đậy, chất lượng tốt, không bị biến chất, biến dạng bởi nhiệt độ, thời gian dài để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Trên đây là những điều mà các mẹ có thể tham khảo về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Mẹ nên biết, ăn dặm là bước chuyển vô cùng quan trọng cho sự phát triển của con, chính vì vậy mẹ nên lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp để con làm quen với thức ăn mới, con ăn ngoan thì cơ thể mới khỏe mạnh và hấp thu dưỡng chất tốt nhất được.